Viêm lợi sau khi bọc răng là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Viêm lợi kéo dài sẽ gây ra chảy máu chân răng, tụt nướu. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến chân răng bị phá hủy, nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Vậy, nguyên nhân gây viêm lợi sau khi bọc răng sứ là gì? Liệu có cách nào khắc phục hay không? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau của Trung tâm Cấy Implant nhé!
Răng sứ xâm phạm khoảng sinh học
Cổ răng thường được bao bọc xung quanh bởi lợi và dính vào chân răng. Từ đó, tạo ra một hàng rào bảo vệ ngăn không cho vi khuẩn cũng như tác nhân gây hại xâm nhập vào vùng mô nha chu phía dưới. Giúp vùng mô mềm không bị viêm nhiễm và phá hủy tổ chức quanh răng.
Khi nha sĩ thực hiện sai kỹ thuật bọc răng, khiến phần mài răng bị quá sâu. Gây ảnh hưởng đến lợi, làm mất hàng rào bảo vệ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn. Đây là một trong những hậu quả khi bọc răng sứ khó khắc phục và điều trị nhất.
Cách khắc phục:
- Cắt lợi: Những ca bị viêm lợi kéo dài dẫn đến tiêu xương ổ răng. Nha sĩ thường chỉ định làm sạch tổ viêm, sau đó cắt phần lợi để răng sứ không bị chụp lên nhiều. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, nha sĩ sẽ làm lại chiếc răng sứ khác lên vị trí răng bị mất.
- Phẫu thuật ghép lợi: Những trường hợp bị viêm nướu nghiêm trọng, khoảng sinh học bị phá vỡ quá nhiều. Nha sĩ buộc phải phá bỏ răng sứ cũ và tiến hành phẩu thuật tái lập khoảng sinh học. Phương pháp thường được sử dụng là phẫu thuật ghép lợi. Sau khoảng thời gian từ 20 – 30 ngày khi tổ chức răng đã ổn định. Bạn sẽ được làm lại răng sứ khác.
Bệnh nhân dị ứng với chất liệu răng sứ
Tình trạng viêm lợi do dị ứng với chất liệu răng sứ thường ít khi xảy ra. Điều này thường xảy ra với các loại răng sứ kim loại. Một số người bị dị ứng với thành phần Niken trong sản phẩm. Gây ra hiện tượng nướu bị sưng viêm, đỏ tấy.
Còn đối với các dòng răng toàn sứ thường ít xảy ra tình trạng dị ứng. Vì thế trước khi thực hiện bọc răng bạn nên thành thật với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng của bản thân. Từ đó có hướng lựa chọn loại răng sứ phù hợp.
Cách khắc phục:
Cách tốt nhất chính là gỡ bỏ phục hình và chọn loại răng sứ có vật liệu không gây kích ứng để thay thế.
Răng sứ chế tạo không chính xác
Răng sứ được chế tạo với kích thước không chuẩn khiến răng bị hở, cộm, cong vênh. Khi nhai thức ăn rất dễ bị mắc vào kẽ răng gây bệnh lý răng miệng. Răng giả không được bọc đúng với tỉ lệ của cùi răng rất dễ khiến răng bị sâu, viêm lợi nặng.
Cách khắc phục:
Nếu răng sứ được chế tạo không đúng kích thước, gây khó khăn trong quá trình sử dụng. Bạn có thể yêu cầu lại chiếc răng sứ khác khít sát với cùi răng. Từ đó sẽ không ảnh hưởng đến nướu gây ra viêm nhiễm.
Không điều trị bệnh lý răng miệng
Khi các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… không được điều trị trước khi bọc sứ. Những mầm mống vi khuẩn sẽ vẫn còn tồn tại trong khoang miệng. Gây ra tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ.
Cách khắc phục:
Cách tốt nhất chính là điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh lý răng miệng trước khi tiến hành bọc răng sứ.
Sót chất gắn phục hình
Chất gắn phục hình được sử dụng để gắn răng sứ vào cùi răng. Sau khi hoàn tất quá trình, nha sĩ sẽ lấy sạch phần chất gắn còn dư. Một số trường hợp nha sĩ không lấy sạch hết chất gắn sẽ gây hình thành mảng bám lên nướu. Gây ra tình trạng kích ứng và viêm lợi.
Cách khắc phục:
Bạn có thể đến phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám. Sau đó nha sĩ sẽ dùng dụng cụ siêu âm lấy sạch hết chất gắn dư và mảng bám ra. Từ đó tình trạng viêm nướu sau khi làm răng sứ sẽ được cải thiện.
Vệ sinh răng miệng kém
Đây là nguyên nhân chủ yếu chiếm đến hơn 80% trong tổng số các nguyên nhân gây viêm lợi khi làm răng sứ. Mặc dù mão sứ được làm từ chất liệu chống ăn mòn, chống bám dính. Tuy nhiên nếu chúng ta không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ dẫn đến nguy cơ bị viêm lợi cổ răng. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm nướu cấp tính.
Cách khắc phục:
Để khắc phục tình trạng viêm lợi bạn hãy thường xuyên đánh răng sau mỗi bữa ăn. Thời gian chải răng nên kéo dài từ 3 – 5 phút và chải từ trong ra ngoài, đầy đủ các bề mặt của răng. Lưu ý nên sử dụng bàn chải mềm, không nên sử dụng bàn chải có long cứng sẽ dễ gây xước lợi. Nếu thức ăn vẫn còn vướng lại ở kẽ răng thì nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy ra. Tuyệt đối không dùng các vật nhọn hoặc móng tay vì dễ gây sưng và viêm nướu.
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu xong về những nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng. Một số biện pháp can thiệp nha khoa như cắt lợi, phẫu thuật ghép lợi đều là những phương pháp đòi hỏi tính kỹ thuật và chuyên môn cao. Nếu bạn không may gặp tình trạng viêm nướu sau khi làm răng sứ. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Cấy Implant để được hỗ trợ và điều trị dứt điểm nhé!
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.