Răng của chúng ta một khi bị tổn thương sẽ không thể tự phục hồi. Vì thế ta cần sự can thiệp của các phương pháp nha khoa và trồng lại răng mới. Tránh để lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng hàm. Nhiều người vẫn hay thắc mắc liệu có thể trồng răng khi còn chân răng được không? Trung tâm Cấy ghép Implant sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay trong bài viết này.
Có thể trồng răng khi còn chân răng hay không?
Răng là bộ phận trên cơ thể không thể tự phục hồi khi bị tổn hại. Vì thế bắt buộc phải có sự can thiệp từ các kỹ thuật nha khoa để trồng lại răng mới. Tùy theo mức độ tổn thương mà chân răng có thể còn gốc dài hoặc ngắn. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phương pháp trồng răng khi còn chân răng hiệu quả nhất.
Những trường hợp phải trồng lại răng có thể kể đến như:
- Gặp phải va chạm không mong muốn khiến răng bị mẻ, vỡ một phần. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình nhai và nghiền thức ăn.
- Những ai bị thiếu canxi trong cơ thể cũng khiến cấu trúc răng bị yếu. Răng dễ bị tổn thương khi có ngoại lực tác động.
- Đặc biệt đối với những người mắc bệnh lý răng miệng như: viêm nha chu, sâu răng nặng, viêm tủy,… Nếu không điều trị kịp thời có khả năng phá hủy cấu trúc răng và có nguy cơ mất răng.
Xem thêm: Nhổ răng bao lâu thì trồng răng
Trồng răng khi còn chân răng dài
Trong trường hợp này chân răng của bạn vẫn còn rất dài và khỏe. Nha sĩ không cần phải nhổ bỏ để trồng răng mới. Phương pháp thích hợp nhất để điều trị mất răng nhưng còn chân răng là hàn trám răng hoặc bọc răng sứ. Đây là hai phương pháp hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến chân răng thật của bệnh nhân.
Trám răng
Hàn trám răng là phương pháp có thể thực hiện khi mô răng thật còn trên ½ răng và chưa tổn thương đến tủy. Nha sĩ sẽ thực hiện trám răng bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng có màu sắc tương tự răng thật. Sau đó tiến hành tạo hình chuẩn xác với phần răng bị mất.
Tuy trám răng là kỹ thuật đơn giản, quá trình làm răng chỉ mất từ 15 – 20 phút. Nhưng chúng thường không có khả năng chịu lực nhai lớn. Bác sĩ nha khoa không khuyến khích trám cho răng hàm – răng chịu trách nhiệm chính trong việc nghiền nát thức ăn. Vật liệu hàn trám chỉ có thể duy trì trên răng từ 3 – 5 năm và sẽ hao mòn dần theo thời gian.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ thường được bác sĩ chỉ định để phục hình các răng bị vỡ lớn, gãy thân răng hoặc chết tủy. Trồng răng sứ khi còn chân răng là phương pháp được sử dụng phổ biến bởi tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra khả năng duy trì của bọc răng sứ có thể kéo dài lên đến 20 năm.
Kỹ thuật bọc răng sứ được thực hiện bằng cách chụp mão răng sứ lên răng bị tổn thương để tạo hình. Mão răng sứ giúp tạo ra một lớp bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn trong khoang miệng. Giúp cho răng được cứng cáp và duy trì tuổi thọ của răng.
Khi thực hiện nha sĩ cần mài cùi răng trước khi bọc, tỷ lệ mài răng không vượt quá 2mm. Quá trình thực hiện bọc răng sứ cũng rất nhanh. Chỉ trong vòng từ 2 – 4 ngày là hoàn tất quá trình.
Trồng răng khi còn chân răng ngắn
Trường hợp chân răng còn nhưng rất ngắn, gốc răng nằm sát lợi nên không thể trám hay bọc răng sứ được. Lúc này bệnh nhân phải thay thế răng thật bằng các vật liệu nha khoa để bảo vệ sức khỏe răng hàm. Những phương pháp trồng răng không có chân răng hoặc chân răng ngắn có thể kể đến như cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant. Các phương pháp này giúp chấm dứt cơn đau, tối ưu chức năng của răng và mang tính thẩm mỹ khá cao
Phương pháp cầu răng sứ
Cầu răng sứ cũng tiến hành bằng cách bọc mão sứ lên răng nhưng không giống với phương pháp bọc răng sứ. Lúc này chân răng của bệnh nhân quá ngắn hoặc không còn. Vì thế không có trụ để nâng đỡ cho mão sứ. Nha sĩ sẽ tiến hành mài cùi 2 răng bên cạnh để tạo trụ làm điểm tựa cho mão răng sứ. Sau đó tiến hành chụp cầu sứ lên trên để phục hình răng.
Phương pháp cầu răng sứ giúp khôi phục khả năng nhai và mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên do quá trình thực hiện phải mài hai răng bên cạnh làm trụ. Lâu dần sẽ khiến các răng này bị yếu đi và có khả năng mất răng. Ngoài ra phương pháp này còn một nhược điểm lớn đó là sau một thời gian sử dụng. Xương hàm có khả năng bị tiêu biến, làm tụt lợi và biến dạng gương mặt. Vì thế cần nghe sự tư vấn của bác sĩ nha khoa trước khi quyết định thực hiện để tránh nuối tiếc.
Phương pháp cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hoàn thiện và hiện đại nhất hiện nay. Răng mới được tạo hình khớp với xương hàm và các răng thật kề cạnh. Độ bền của trồng răng Implant rất cao và có thể duy trì hơn 20 năm hoặc vĩnh viễn. Đây là một phương pháp tạo răng giả hoàn chỉnh khi bị mất răng nhưng còn chân răng. Giúp quá trình cắn, nhai thức ăn trở nên dễ dàng
Kỹ thuật trồng răng Implant được thực hiện bằng cách cấy trực tiếp trụ Implant vào xương hàm. Trụ Implant được sử dụng như một chân răng giả, thay thế chân răng thật bị mất. Tiếp đến khớp nối Abutment được gắn vào trụ và bọc mão răng sứ lên trên. Tính thẩm mỹ của cấy ghép Implant rất cao nên được nhiều khách hàng lựa chọn.
Đây là kỹ thuật phục hình răng hiện đại nhất hiện nay và không làm tiêu xương hàm như cầu răng sứ. Tuy nhiên đây là kỹ thuật khá phức tạp kết hợp với công nghệ cao nên đòi hỏi nha sĩ phải có tay nghề tốt.
Vậy qua bài viết này hẳn bạn đã biết được ta hoàn toàn có thể trồng răng khi còn chân răng. Để phục hình răng được hiệu quả bạn cần đến những địa chỉ trồng răng uy tín. Trung tâm Cấy Implant với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và chữa bệnh nha khoa. Giúp phục hình răng đã mất, phục hồi 100% khả năng nhai của hàm. Mang đến cho bệnh nhân một hàm răng sáng, khỏe, tự tin. Đến ngay Trung tâm Cấy Implant để được thăm khám và tư vấn miễn phí bởi đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm. Hoặc liên hệ qua số 0972 411 411 để được hỗ trợ.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.