Sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ ai ngay cả phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Vậy Bà bầu bị sâu răng có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu cách chữa trị và những lưu ý ngay sau đây.
Nguyên nhân thường gặp dẫn đến sâu răng ở thai phụ
Có rất nhiều thai phụ có sức khỏe không tốt nên rất dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng. Trong đó sâu răng luôn chiếm hàng đầu. Để điều trị sâu răng cho bà bầu hiệu quả, trước tiên cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây sâu răng do đâu:
- Nội tiết tố của thai phụ thay đổi, đặc biệt lượng estrogen và progesterone cũng tăng lên.
- Tác động của hormoon cũng làm cho chân răng, nướu răng dễ chảy máu.
- Thói quen ăn uống thay đổi: Ăn nhiều bữa trong ngày, vệ sinh không kỹ, dễ dẫn tới sâu răng.
- Tình trạng này còn khiến axit dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều hơn gây mất chất khoáng của răng, răng yếu đi rất nhiều.
- Lượng canxi cơ thể bị suy giảm rõ rệt ở tháng thứ 4 trở đi, làm cho mảng bám nhiều hơn. Tạo cơ hội phát triển bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu.
Bà bầu bị sâu răng có ảnh hưởng gì không?
Đừng nhầm tưởng sâu răng là hiện tượng đơn giản khi mang thai. Thực tế bệnh lý sẽ rất nguy hiểm nếu thai phụ chủ quan, không điều trị sớm. Theo các chuyên khoa, phụ nữ mang thai bị sâu răng dễ dẫn tới các mối nguy hiểm sau:
Tăng nguy cơ sâu răng cho bé ngay khi lọt lòng
Mầm răng của trẻ hình thành ngay trong bụng mẹ. Tuần thứ 16 của thai kỳ, men răng và ngà răng bắt đầu phát triển và nhú lên răng sữa ở tháng thứ 6 – 7 sau khi sinh. Vì thế phụ nữ mang thai bị sâu răng khả năng cao trẻ sinh ra cũng sâu răng từ sớm.
Theo nghiên cứu, vi khuẩn gây sâu răng không tồn tại ngay trong miệng bé khi sinh ra mà thực chất dễ lây qua việc tiếp xúc như hôn, bón thức ăn,… Trong đó khoảng thời gian 6 tháng – 3 tuổi là thời kỳ bé dễ bị vi khuẩn tấn công.
Nguy cơ sinh non cao
Các nhà khoa học đã chứng minh, khi phụ nữ mang thai bị sâu răng, dễ xảy ra:
- viêm nha chu
- nguy cơ sảy thai, sinh non gấp 2 – 3 lần
- tiền sản giật
- trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2,5kg).
Lúc này, trong khoang miệng thai phụ có rất nhiều vi khuẩn di chuyển vào nhau thai, tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, gây chuyển dạ sớm.
Vì vậy, việc giữ gìn sức khỏe răng miệng rất quan trọng. Không những quyết định đến sức khỏe của mẹ mà còn liên quan mật thiết tới sức khỏe khoang miệng của trẻ sau này. Cách lý tưởng nhất là chủ động phòng ngừa bệnh lý từ khâu đầu tiên chăm sóc răng miệng của người mẹ.
Phải làm sao khi bà bầu bị răng sâu?
Theo các chuyên gia Trung tâm Implant chia sẻ, các bà bầu bị sâu răng nên bổ sung số loại thực phẩm như:
- Thực phẩm dễ nuốt như cháo, súp
- Bổ sung nhiều rau củ quả tươi như bưởi, dưa gang, rau diếp, cà rốt, chanh…
- Chất canxi có trong các chế phẩm sữa, vỏ tôm, hạt các loại đậu,… cũng giúp men răng vững chắc hơn.
- Chất đạm có trong cá, thịt, trứng, các loại pho mát và chất béo có tác dụng bảo vệ cho răng không bị sâu.
Điều trị sâu răng từ nguyên liệu thiên nhiên tại nhà
Nếu bà bầu trị sâu răng, đau răng có thể dùng các phương pháp giảm đau tự nhiên như chườm đá lạnh, rễ cây lá lốt, ngậm gừng, tỏi… ngay tại nhà cũng rất hiệu quả. Nhưng không phải phương pháp nào cũng thật sự an toàn, bảo đảm không dị ứng sức khỏe, cần phải tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo thêm: 3 cách trị sâu răng bằng tỏi tại nhà hiệu quả không ngờ
Điều trị sâu răng an toàn, nhanh chóng tại Trung tâm Implant
Để điều trị dứt điểm, ức chế hoàn toàn vi khuẩn sâu răng, thai phụ cần thăm khám nha khoa sớm để bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị sâu răng hiệu quả, an toàn. Ngay cả trường hợp bà bầu bị sâu răng khôn, răng hàm… đều cần sự chỉ định điều trị của bác sĩ nha khoa.
Ở mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau, cách điều trị bệnh lý sâu răng cũng sẽ tương ứng phù hợp. Cụ thể:
- Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ:
Ở giai đoạn đầu này, thai nhi chưa phát triển ổn định. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm nên bác sĩ cũng sẽ hạn chế có những điều trị, tác động đến khoang miệng mẹ bầu. Bác sĩ sẽ chỉ tư vấn cho bạn cách chăm sóc răng miệng đúng cách kết hợp các phương pháp tái khoáng, tự nhiên để ngăn chặn sâu răng phát triển.
- Giai đoạn giữa của thai kỳ (3 tháng giữa):
Ở tuần 14 – 27 này, nha sĩ có thể điều trị bệnh lý bình thường. Vì đây là thời kỳ thai nhi đã phát triển ổn định, đây được xem là giai đoạn vàng giúp chấm dứt các cơn đau sâu răng tốt nhất.
+ Giai đoạn sâu răng nhỏ có thể thực hiện biện pháp hàn trám răng thẩm mỹ.
+ Giai đoạn sâu răng lớn, gây ảnh hưởng tủy có thể cân nhắc điều trị, trám bít lỗ sâu hoặc bọc răng sứ để chức năng ăn nhai, thẩm mỹ duy trì ổn định.
Việc trám răng ở thời điểm này sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, bạn có thể yên tâm điều trị.
- Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ:
Lúc này, bụng mẹ đã to nên việc can thiệp các phương pháp điều trị sâu răng khá khó khăn, rất khó chịu. Nên bác sĩ không thể can thiệp gì nhiều, chỉ tư vấn các phương pháp điều trị tự nhiên để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé.
Tham khảo thêm: Chi phí điều trị sâu răng hết bao nhiêu tiền
Cách phòng ngừa răng sâu cho phụ nữ mang thai
Cách phòng tránh, điều trị sâu răng cho bà bầu tốt nhất theo các cách sau:
- Giữ thói quen chải răng 2 lần/ ngày với các bàn chải lông mềm, và kem đánh răng chuyên dụng để không bị axit tồn đọng gây mòn men răng.
- Súc miệng nước muối: Nước muối cho phép mọi vết thương ở miệng mau lành hơn, chống lại vi khuẩn và loại bỏ các hạt thức ăn có thể bị dính lại và gây sâu răng.
- Cách này tự nhiên, đơn giản và an toàn cho phụ nữ mang thai. Nếu không thích nước muối có thể dùng các loại nước súc miệng khác nên dùng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc fluoride, vì chúng nhẹ nhàng nhưng an toàn.
- Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành răng bé gồm những khoáng chất như canxi, phốt pho… Đặc biệt, canxi tốt cho quá trình phát triển răng, tạo nên hàm răng chắc khỏe.
Qua những thông tin trên có thể hiểu rõ khi bà bầu bị sâu răng có ảnh hưởng đến em bé hay không hay điều trị sâu răng cho bà bầu như thế nào tốt nhất. Nếu bạn có những thắc mắc khác cần được tư vấn cụ thể hãy chủ động liên hệ tới các chuyên gia qua tổng đài 19007141 để được hỗ trợ chi tiết MIỄN PHÍ.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.