Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị bệnh mòn cổ chân răng

nguyên nhân, tác hại và cách điều trị bệnh mòn cổ chân răng
nguyên nhân, tác hại và cách điều trị bệnh mòn cổ chân răng

Mòn cổ chân răng không những gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của hàm răng mà còn khiến người bệnh bị ê buốt, khó chịu khi ăn và nhai. Vì vậy, bệnh nhân cần điều trị dứt điểm tình trạng mòn cổ răng để tránh những di chứng nặng nề hơn trong tương lai. Cùng Trung tâm Cấy Implant tìm hiểu về mòn cổ chân răng qua bài viết dưới đây nhé!

nguyên nhân, tác hại và cách điều trị bệnh mòn cổ chân răng

Mòn cổ chân răng là gì và tác hại của bệnh

Mòn cổ chân răng hay còn gọi là mòn cổ răng, là tình trạng tổ chức cứng ở vùng cổ của răng bị mất đi. Tổ chức cứng này bao gồm men và ngà răng. Hình thái của mòn cổ chân răng theo dạng vát, lõm chữ V sát với nướu. Bệnh hay gặp ở các răng hàm nhỏ ở răng số 4 và 5, răng số 6 và các răng cửa. Chúng ta có thể bắt gặp bệnh lý này ở cả người lớn và trẻ em. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mòn cổ răng càng tăng.

mòn cổ chân răng là gì

Tác hại của mòn cổ chân răng

Mòn cổ chân răng ở giai đoạn đầu thường bị mọi người chủ quan và bỏ qua. Chỉ đến khi tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày làm họ cảm thấy ê buốt, đau đớn thì mới để ý đến.

Dần dần, bệnh phát triển nặng hơn, chân răng của bạn sẽ bị tiêu xương, tụt lợi, dẫn tới vô số bệnh về đường miệng như: viêm nha chu, hôi miệng, chảy máu chân răng… và nguy hiểm hơn là gây mòn lớp ngà, phá hủy tủy răng, gây ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh. Thậm chí, cổ chân răng bị mòn có thể dẫn tới viêm tủy và rụng răng, mất răng.

tác hại của mòn cổ chân răng

Ngoài ra, mòn cổ chân răng còn làm cho người bệnh mất đi sự thẩm mỹ của hàm răng, trở ngại khi giao tiếp cũng như không tự tin nở nụ cười. Đối với trẻ em, tác hại của mòn cổ chân răng không những khiến răng bé bị mòn mà còn có thể khiến trẻ có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Nguyên nhân mòn cổ chân răng

Trung tâm Cấy Implant xin chia sẻ một số nguyên nhân gây mòn cổ chân răng như sau:

  • Nguyên nhân bẩm sinh: một số người bẩm sinh di truyền đã có tình trạng men răng thiểu sản, chưa khoáng hóa hoàn toàn hoặc bị mất nâng đỡ của khung cấu trúc bên dưới. Hay mắc các bệnh lý như: gout, thiếu canxi, thấp khớp, giảm tiết nước bọt,… cũng dễ mắc bệnh mòn cổ chân răng.
  • Do mảng bám quanh răng tích tụ nhiều trong thời gian dài thành vôi răng khiến lợi bị tụt khỏi răng, để lại chân răng trống trơn, không được bảo vệ. Lúc này, răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, axit trong thức ăn,… lâu ngày dẫn tới bào mòn cổ chân răng.

nguyên nhân mòn cổ chân răng

  • Thói quen đánh răng không đúng cách: đánh răng chải ngang, lực mạnh, kết hợp với các chất mài mòn có trong kem đánh răng là nguyên nhân gây mòn cổ chân răng.
  • Sang chấn cơ học, bệnh viêm quanh răng: các tình trạng này có thể gây tụt lợi, lộ lớp cement chân răng. Đây là lớp có độ cứng thấp, dễ bị mòn khi chịu tác động từ bên ngoài.
  • Bên cạnh đó, tật nghiến răng cũng sẽ khiến cổ chân răng dễ bị mòn, ê buốt ở vùng mặt nhai và vùng cổ chân răng. Ngoài ra, người có thói quen nghiến răng thường có các triệu chứng khác như đau cổ, mỏi hàm, đau vai gáy.

Một số nguyên nhân khác như người bệnh có thói quen dùng nhiều các thực phẩm có tính acid, thức uống có gas thì nguy cơ bị mòn cổ chân răng cũng cao hơn so với người ít sử dụng nhóm thực phẩm này.

Triệu chứng điển hình của mòn cổ chân răng

Khi bị mòn cổ chân răng, người bệnh thường có các triệu chứng như:

  • Cảm giác răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh.
  • Cổ chân răng cũng bị ê khi bạn đánh răng hoặc dùng nước xúc miệng. Quanh răng trở nên sưng, nướu đau, nhức răng cảm giác dai dẳng khó chịu.

triệu chứng điển hình của mòn cổ chân răng

  • Khi tình trạng mòn cổ chân răng lan đến tủy răng, người bệnh bị đau dai dẳng, đau lan tới đỉnh đầu

Nếu không điều trị kịp thời, răng sẽ bị mất chất trầm trọng, có thể bị gãy ngang cổ răng, buộc phải nhổ bỏ.

Cách điều trị mòn cổ chân răng hiệu quả

Tùy vào nguyên nhân và mức độ tổn thương của răng, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như:

  • Đối với trường hợp tổn thương ở mức còn nông, chưa xâm lấn đến tủy răng. Các bác sĩ chỉ cần trám răng, nơi vùng cổ chân răng bị mòn là được. Còn nếu tổn thương đã lan đến tủy răng, bác sĩ sẽ điều trị tủy và bọc răng sứ lại để đảm bảo răng được duy trì lâu dài trên khung hàm.
  • Đối với trường hợp bệnh nhân bị mòn cổ chân răng cộng với tụt lợi, lộ lớp cement chân răng thì bác sĩ có thể phải ghép mô liên kết để che phủ vùng chân răng bị lộ và xóa tổn thương mòn cổ răng

cách điều trị mòn cổ chân răng hiệu quả

  • Đối với trường hợp mòn cổ răng kết hợp mất hướng dẫn răng nanh, bác sĩ sẽ đắp tạo hướng dẫn răng nanh để bảo vệ mối hàn.
  • Đối với trường hợp bệnh nhân có tật nghiến răng, bác sĩ có thể phải làm máng nhai cho người bệnh đeo để ngủ vào ban đêm. Tác dụng của miếng nhai giúp chống lại nguy cơ biến chứng của việc nghiến, cọ 2 hàm răng với lực mạnh liên tục lên nhau.

Cách phòng tránh bệnh mòn cổ chân răng

Để tránh phòng tránh những tác hại của bệnh mòn cổ chân rằng, bác sĩ khuyên người bệnh cần chủ động phòng ngừa bệnh lý này, vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Một số lưu ý bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng như: đánh và chải răng đúng cách, tránh các loại thực phẩm gây mòn răng, thăm khám nha khoa định kỳ.

Đánh và chải răng đúng cách

Cần đánh và chải răng đúng cách để phòng tránh bệnh mòn cổ chân răng. Chải dọc và  đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ để tiếp cận làm sạch mọc ngóc ngách trên răng. Không chải ngang, dùng chỉ nha khoa, bàn chải lông mềm và kem đánh răng có độ mài mòn thấp để vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Đánh và chải răng đúng cách

Lựa chọn loại kem đánh răng nên lưu ý chọn những sản phẩm có thành phần Flour để tăng độ chắc khỏe cho răng, hạn chế sâu răng.

Tránh các loại thực phẩm gây mòn cổ chân răng

Để tránh mòn cổ chân răng, bạn không nên ăn các loại thực phẩm gây mòn răng, chứa nhiều acid, đồ ngọt và các chất kích thích… Nên bổ sung các loại thực phẩm rau, củ, quả giàu dưỡng chất canxi giúp răng chắc khỏe.

tránh các loại thực phẩm gây mòn cổ chân răng

Súc miệng ngay sau khi ăn để loại bỏ vi khuẩn tấn công răng, giảm nguy cơ mòn men răng.

Thăm khám nha khoa định kỳ

thăm khám nha khoa định kỳ

Thăm khám nha khoa định kì từ 3 đến 6 tháng/lần để được bác sĩ chăm sóc, làm sạch vôi răng. Vệ sinh răng miệng là một việc làm cần thiết mà ai cũng nên duy trì để ngăn chặn tình trạng khuyết cổ chân răng, cũng như những bệnh lý khác do vôi răng gây ra: viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…

Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh mòn cổ chân răng bạn cần điều trị sớm, để giảm thiểu các cơn ê buốt và bảo vệ sức khỏe răng miệng về lâu về dài. Hy vọng bài viết mòn cổ chân răng của Trung tâm Cấy Implant giúp quý bạn đọc có thêm được nhiều thông tin hữu ích về bệnh này nhé. Chân thành cảm ơn!

Giới thiệu Trung tâm Cấy Implant 118 bài viết
Trung tâm Cấy Implant được thành lập năm 2005 bởi bác sĩ Đặng Quốc Dũng, có giấy phép Sở Y Tế phê duyệt hoạt động. Hiện là trung tâm nha khoa uy tín top 10 HCM

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi