
Bạn có biết mất răng gây nên rất nhiều hậu quả nguy hiểm nhưng khá nhiều người lại thờ ơ với tình trạng này. Hãy cùng Trung tâm Cấy Implant tìm hiểu các nguy hại khi mất răng và khắc phục chúng tốt nhất ngay sau đây:
- Các nguyên nhân gây mất răng thường gặp
- Vị trí các răng bị mất có tác động như thế nào
- Mất răng có ảnh hưởng gì không?
- Các phương pháp phục hình răng bị mất
- Những câu hỏi xoay quanh việc răng bị mất
Các nguyên nhân gây mất răng thường gặp
Mất răng xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhiều nhất ở người lớn tuổi. Mất răng có thể xảy ra bởi tác động của nhiều nguyên nhân:
- Cách chăm sóc răng miệng không đúng trong thời gian dài làm cho vi khuẩn có cơ hội tích tụ. Hậu quả dẫn đến các bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… gây mất răng sớm dù ở bất kỳ độ tuổi nào.
- Tai nạn, chấn thương trong các hoạt động thường ngày: chơi thể thao, va chạm tai nạn giao thông,.. đều có thể dẫn tới mất răng ảnh hưởng lớn đến cấu trúc xương hàm.
- Mất răng bẩm sinh do di truyền, từ khi sinh ra đã bị thiếu răng ở một vài vị trí trên cung hàm.
- Khi phụ nữ mang thai sẽ có sự thay đổi hormone, suy giảm sức đề kháng của nướu với vi khuẩn trong khoang miệng dễ gây tụt lợi, mất liên kết giữa răng và nướu làm các răng không còn vững chắc trong cung hàm.
- Ở những người cao tuổi, sức khỏe yếu dần khi lạm dụng nhiều loại thuốc sẽ làm cho miệng bị khô, giảm tiết nước bọt gây nên hiện tượng lung lay và mất răng.
- Hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm mảng bám tích tụ nhiều hình thành viêm nha chu, viêm nướu… nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất răng.
Vị trí các răng bị mất có tác động đến sức khỏe răng miệng
Mỗi chiếc răng trên cung hàm đều có những chức năng, ý nghĩa riêng trong việc ăn nhai hay giao tiếp, chúng giúp cho gương mặt cân đối hơn. Khi sở hữu những chiếc răng chắc khỏe, đều đẹp sẽ giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn. Nhưng nếu chỉ cần mất đi một răng hoặc nhiều răng bất kỳ trên cung hàm, bạn sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối.
Nếu bị mất răng số 1, mất răng số 2 (răng cửa) sẽ ảnh hưởng đến vấn đề phát âm. Phát âm không chính xác các phụ âm hoặc nguyên âm đặc biệt.
Mất những chiếc răng hàm (số 4,5,6,7,8) tuy không ảnh hưởng thẩm mỹ nhưng chúng có chức năng bảo vệ xương hàm và hoàn chỉnh bộ nhai. Nếu mất răng số 6 hay số 7 hàm dưới sẽ làm cho lực nhai bị quá tải, răng dễ xô lệch vào khoảng trống mất răng. Tình trạng nghiêm trọng gây mất răng hàng loạt (mất răng toàn hàm)
Mất răng có ảnh hưởng gì không?
Mất răng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ. Rất nhiều người nghĩ rằng: “khi mất răng sẽ còn thay răng khác, hay nếu không có răng này cũng còn nhiều răng để thay thế, không cần phải trồng lại răng sớm”…
Nhưng đây lại là quan niệm sai lầm, vì thời gian mất răng càng lâu dài thì sẽ diễn ra hàng loạt các hậu quả sau đây:
- Chức năng ăn nhai không đảm bảo: Lực nhai giảm sút rõ rệt khi không thể nghiền nhỏ các thực phẩm. Hậu quả dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, tạo áp lực thêm cho dạ dày và ruột. Mặt khác, bạn sẽ không thể dùng các thực phẩm yêu thích như xưa, gây nên tình trạng chán ăn, suy nhược cơ thể nói chung.
- Xô lệch răng và sai lệch khớp cắn: Rối loạn khớp cắn là hiện tượng sẽ xảy ra bởi các răng đều mất cân bằng trên cung hàm, không phân bố đủ lực ăn nhai. Nếu mất một răng, răng đối diện cũng sẽ nguy cơ trồi lên, thụt xuống về phía các răng bị mất. Ngoài ra nó còn gây ra một số bệnh khác về răng miệng viêm nướu, nha chu,.. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đau khớp thái dương hàm, đau vai gáy, mỏi hàm, nhức đầu…
- Tiêu xương ổ răng: Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất khi mất răng lâu năm. Xương hàm xung quanh ổ răng mất cũng sẽ tiêu biến đi từ khoảng 6 tháng – 1 năm sau khi mất răng. Tiêu xương ổ răng sẽ làm thay đổi hình dạng khuôn mặt như hóp má, da mặt chảy xệ, xuất hiện nhiều nếp nhăn sẽ khiến bạn trông già đi sớm so với độ tuổi thật.
- Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Sự tương quan giữa răng – môi – lưỡi rất quan trọng. Khi mất đi răng cửa cũng ảnh hưởng tới phát âm và thẩm mỹ khi giao tiếp của bạn. Ngoài ra còn có hiện tượng phát âm bị thay đổi, nói ngọng,… răng hàm thi thoảng đau, ê mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Các phương pháp phục hình răng bị mất
Có thể thấy hậu quả của việc mất răng quá lớn, vì vậy ngay từ khi mất răng bạn nên sớm có những biện pháp thay thế răng mất càng sớm càng tốt. Hiện nay, với sự phát triển của nền y khoa hiện đại, đã có rất nhiều phương pháp phục hồi lại những chiếc răng mất tối ưu nhất, được chia làm 3 loại hình sau đây:
- Hàm giả tháo lắp
- Bắc cầu răng sứ
- Trồng răng Implant
Phương pháp phục hình khi mất 1 răng
Có 2 phương pháp phục hình tốt nhất là làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant. Tuy nhiên, làm cầu răng sẽ phải mài 2 chiếc răng bên cạnh. Ví dụ răng số 6 thì phải mài răng 5 và 7, răng số 7 phải mài răng 6 và 8. Điều này hoàn toàn không khả thi khi 2 chiếc răng này cùng mất một lúc.
Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ Implant ở từng vị trí mất răng, để thay thế cho chân răng đã mất. Sau đó, phục hình mão sứ lên trên để cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt nhất.
Phương pháp phục hình khi mất nguyên hàm răng
Trong trường hợp mất răng nguyên hàm, bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật cấy ghép implant All – On – 4 hoặc All – On – 6. Phương pháp thực hiện bằng cách cấy 4 hoặc 6 trụ Implant ở mỗi hàm, sau đó lắp cầu răng từ 12 – 14 răng lên trên. Sự vững chắc, ổn định của các trụ Implant sẽ giữ cho cầu răng được cố định, khôi phục chức năng ăn nhai chắc chắn và có thể sử dụng trọn đời.
Những câu hỏi xoay quanh răng bị mất
Trung tâm xin tổng hợp và trả lời những câu hỏi về mất răng mà nhiều khách hàng quan tâm.
Mất 1 răng có sao không?
Khi bị mất một răng không chỉ gây suy giảm lực nhai mà còn ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ. Nếu chẳng may bị mất răng vĩnh viễn thì răng không còn mọc lại thêm lần nào nữa. Cần phải tranh thủ thăm khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng khác xảy ra.
Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương?
Quá trình tiêu xương hàm sẽ diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Thời gian khảo sát thông thường từ sau khoảng 3 – 6 tháng mất răng sẽ làm cho mật độ xương tiêu giảm từ từ.
Tham khảo thêm: Tiêu xương hàm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Mất răng lâu năm có trồng Implant được không?
Trồng răng Implant vẫn có thể áp dụng cho tình trạng mất răng lâu năm. Sau khi thăm khám, nếu đủ điều kiện phục hình Implant bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép thêm xương ở các vị trí tiêu xương nhiều. Sau đó cấy ghép trụ Implant bình thường, mọi trường hợp mất răng đều có thể áp dụng được.
Tham khảo thêm: Phương pháp trồng răng Implant giúp phục hình răng bị mất
Mất răng có đi nghĩa vụ không?
Để biết được bị mất răng có đi nghĩa vụ quân sự không sẽ dựa vào tiêu chí đánh giá sức nhai và được phân loại thành nhiều trường hợp sau khi bác sĩ thăm khám và thông báo kết quả sẽ chính xác hơn.
Tham khảo thêm:
Mất răng số 8 (nhổ răng khôn) có cần trồng lại không?
Bất kỳ vị trí răng nào khi mất đi cũng đều phải trồng lại, tuy nhiên với trường hợp răng số 8 – răng khôn nếu bị mất thì KHÔNG CẦN THIẾT phải trồng lại. Vị trí răng số 8 nằm trong cùng không có tác dụng trong việc ăn nhai ngược lại có nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho răng số 7.
Bạn cũng đừng quá lo sợ tình trạng lão hóa xương hàm sẽ diễn ra, bởi các mô phía trong hàm răng sẽ lấp đầy khoảng trống ở vị trí nhổ răng để lại.
Kết bài
Trên đây là những thông tin giải đáp về tình trạng mất răng cần nên làm gì tốt nhất, qua đó Trung tâm Cấy Implant hi vọng mọi người có thể hiểu rõ hơn và điều trị từ sớm để có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hệ thống tổng đài 19007141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Trung tâm Implant gần nhất để được chụp phim, thăm khám và tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.