Bà bầu bị hôi miệng phải điều trị như thế nào?

bà bầu bị hôi miệng điều trị như thế nào
bà bầu bị hôi miệng điều trị như thế nào

Hôi miệng là một căn bệnh nha khoa phổ biến ở xảy ra ở hầu hết mọi độ tuổi. Riêng đối với bà bầu bị hôi miệng ta cần cẩn trọng trong cách điều trị sao cho an toàn nhất. Vậy tại sao bà bầu lại bị hôi miệng và bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Cùng Trung tâm Cấy Implant tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

bà bầu bị hôi miệng điều trị như thế nào

Tại sao bà bầu hay bị hôi miệng?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị hôi miệng. Để giải quyết triệt để tình trạng này cần phải xác định rõ nguyên nhân gây hôi miệng. Từ đó có cách điều trị tốt nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Một số nguyên do phổ biến gây hôi miệng trong quá trình mang thai có thể kể đến như:

  • Thay đổi nội tiết tố: Sự gia tăng các hormone trong cơ thể có thể gây gia tăng những mảng bám và gây ra viêm nướu trầm trọng. Nướu bị sưng sẽ hình thành các túi vi khuẩn nơi thức ăn có thể đọng lại và gây nên mùi hôi.
  • Thiếu canxi: Phần lớn lượng canxi mà mẹ bầu hấp thu sẽ được chuyển sang cho em bé trong bụng. Vì thế người mẹ dễ bị thiếu hụt canxi dẫn đến răng bị yếu hơn. Từ đó dẫn đến hình thành ổ sâu trong răng và gây nên mùi hôi khó chịu.
  • Buồn nôn: Trong giai đoạn ốm nghén phụ nữ mang thai thường xuyên bị nôn mửa. Axit từ bao tử trào ngược lên khoan miệng khiến men răng bị phá hủy. Việc này khiến thức ăn dễ bám vào răng và dẫn đến sâu răng, từ đó gây ra mùi hôi miệng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh hôi miệng từ dạ dày

nguyên nhân gây khiến bà bầu bị hôi miệng

  • Thường xuyên ăn vặt: Phụ nữ mang thai thường ăn nhiều gấp đôi so với người bình thường. Một số mẹ bầu thường có thói quen ăn vặt đồ ngọt hoặc chua, cay hoặc những thức ăn nặng mùi. Điều này sẽ góp phần khiến bệnh hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tiêu hóa chậm: Bà bầu bị ảnh hưởng bởi sự nở rộng của tử cung và thay đổi nội tiết tố. Dẫn đến quá trình tiêu hóa chậm hơn và dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày. Điều này sẽ khiến hình thành các vết nứt trên răng và dẫn đến hôi miệng.

Bà bầu bị hôi miệng điều trị ra sao?

Tùy vào tình trạng bà bầu bị hôi miệng nặng hay nhẹ mà bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Phụ nữ mang thai có thể điều trị hôi miệng tại nhà hoặc bằng những phương pháp dân gian đối với bệnh nhẹ. Và điều trị tại phòng khám nha khoa đối với tình trạng hôi miệng nặng.

Điều trị tại nhà

Để trị hôi miệng ở bà bầu ta có thể sử dụng các biện pháp tại nhà từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng này. Giúp đẩy lùi tình trạng hôi miệng nhanh chóng và triệt để.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Để tránh bị tổn thương nướu bà bầu cần chải răng bằng bàn chải lông mềm 2 lần mỗi ngày. Kết hợp việc sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ thức ăn thừa trong kẻ răng. Đồng thời làm sạch lưỡi để loại bỏ các vi khuẩn gây mùi.

điều trị hôi miệng cho bà bầu tại nhà

  • Thay đổi chế độ ăn uống

Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những thực phẩm có mùi như hành, tỏi, ớt hay đồ ngọt. Thay vào đó hãy sử dụng thực phẩm giàu protein và canxi từ các loại trái cây axit cao như cam, chanh,… Những loại trái cây này sẽ kích thích sản sinh nước bọt, khiến khoang miệng lúc nào cũng sạch sẽ. Hạn chế tối đa sự hình thành vi khuẩn gây ra mùi hôi miệng.

bà bầu bị hôi miệng cần thay đổi chế độ ăn uống

  • Bổ sung canxi

Sử dụng thực phẩm giàu canxi hoặc các loại thực phẩm chức năng sẽ duy trì lượng canxi trong máu một cách tối ưu. Giúp răng trở nên chắc khỏe, khó bị axit từ dạ dày trào ngược gây bào mòn.

  • Uống đủ nước

Hãy bổ sung đủ lượng nước trong ngày, nhất là sau các bữa ăn để làm sạch vi khuẩn trong miệng. Tránh sử dụng các thức uống như nước ngọt hay cà phê vì lượng đường cao dễ bám vào răng miệng gây nên mùi hôi.

  • Sử dụng các biện pháp dân gian

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp trị hôi miệng dân gian ngay tại nhà như: súc miệng bằng nước chanh hoặc nước muối pha loãng sau mỗi bữa ăn sẽ giúp đánh bay vi khuẩn và thức ăn thừa. Mang đến cho bạn hơi thở thơm mát và đánh bay mùi hôi miệng hiệu quả.

điều trị hôi miệng cho bà bầu bằng phương pháp dân gian

Bạn có thể tham khảo thêm: 9 cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà mà bạn nên biết

Điều trị tại phòng khám nha khoa

Khi mang thai việc thăm khám và điều trị các vấn đề răng miệng nên được thực hiện từ tuần 13 – tuần thứ 26 của thai kỳ. Nếu mẹ bầu xảy ra những tình trạng này cần tới ngay cơ sở nha khoa gần nhất để điều trị nhanh chóng:

  • Răng lung lay, nướu chảy máu và sưng lợi.
  • Nướu răng bị chảy mủ gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Răng bị đau, khó chịu dai dẳng khi ăn, nhai.
  • Ổ sâu răng nghiêm trọng, gây đau nhức xương hàm.
  • Cảm giác bỏng rát trong khoang miệng.
  • Thức ăn bám, mắc kẹt trong kẻ răng hoặc nướu mà không thể tự lấy ra.
  • Nhiễm trùng nướu.

điều trị cho bà bầu bị hôi miệng tại phòng khám nha khoa

Lúc này nha sĩ sẽ kê đơn cho bạn một số loại thuốc trị hôi miệng như: Biotene products (Laclede), MouthKote (Parnell), XyliMelts (OralCoat),… Các loại thuốc sẽ được chỉ định tùy vào trường hợp cụ thể. Lưu ý là mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Bà bầu bị hôi miệng tuy không khó trị nhưng để trị tận gốc thì cần áp dụng đúng phương pháp. Cách điều trị hôi miệng cho mẹ bầu tốt nhất chính là đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa. Nha sĩ sẽ tiến hành khám răng và xác định nguyên nhân chính xác khiến bạn bị hôi miệng.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về việc điều trị hôi miệng cũng như các vấn đề răng miệng khác. Bạn có thể liên hệ ngay với Trung tâm Cấy Implant qua hotline  0972.411.411 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Giới thiệu Trung tâm Cấy Implant 118 bài viết
Trung tâm Cấy Implant được thành lập năm 2005 bởi bác sĩ Đặng Quốc Dũng, có giấy phép Sở Y Tế phê duyệt hoạt động. Hiện là trung tâm nha khoa uy tín top 10 HCM

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi